Tiểu sử Hiệp_sĩ_của_Đức_tin

Kierkegaard được nuôi dưỡng với cha mẹ mà họ hoàn toàn đối lập nhau về cách nhìn trong Đức tin. Cha của ông đọc triết học và nghiên cứu nó với những người đứng đầu tại nhà thờ Đan Mạch trong khi mẹ của ông thậm chí không đọc về triết. Ông đã trải nghiệm về sự khủng hoảng về Đức tin rất sớm. Ông không thiên về thái cực nào của quan niệm về tội lỗi, những người tin rằng họ có tội vì Adam phạm tội vì vậy dù có làm gì cũng không thể xóa bỏ được nó và những người còn lại thì tin rằng mỗi tội lỗi cũng giống như việc đóng đinh Chúa trên thập tự giá và họ có quyền tự sát nếu họ quá căm ghét bản thân mình. Một bên thì nguy hiểm vì nghĩ một cách đơn giản về tội lỗi còn một bên cũng nguy hiểm khi luôn bị kiềm chế trong nỗi sợ hãi và âu lo. Cha của Ông dạy cho Ông sự khắc khổ về Đức tin của Đạo Cơ đốc trong khi mẹ Ông thì nói lên một cách nhìn sáng sủa hơn về Đức tin. Ông tự tìm kiếm sự cân bằng cho mình giữa cha và mẹ và Ông nghĩ rằng những tác phẩm của ông về cái đẹp, chân lý và Đức tin là những tác phẩm có giá trị. Đây là cách mà ông tự lý giải nó với bản thân trong tác phẩm "Two Upbuilding Discourses, 1843," và trong những bài báo của ông(1849). Ông chết mà không biết liệu mình có đạt được bất kì thành tựu nào không nhưng ông vẫn luôn có Đức tin..

Nếu như bạn đã yêu mọi người thì thì sự khác nghiệt của cuộc sống có lẽ đã dạy bạn rằng cương nghị là chưa đủ mà còn phải biết im lặng, và khi bạn đang cảm thấy thất vọng vì bị mắc kẹt tại biển nhưng không thấy đất liền, thì điều tốt nhất bạn có thể làm là đừng lôi kéo thêm người khác vào trong đó; nó cũng dạy bạn nên mỉm cười lâu nhất có thể khi có một ai đó đang tìm kiếm một lời giải thích trên gương mặt bạn, một nhân chứng. Chúng ta không phán xét bạn vì sự nghi ngờ của bạn, vì sự nghi ngờ là một cảm xúc gian trá, nó chắc chắn là rất khó để phá hủy một ai đó bằng những cái bẫy của mình. Những gì chúng ta cần ở một người hoài nghi là anh ấy nên im lặng. Những điều anh ấy nghi ngờ không làm cho anh ấy hạnh phúc- vậy tại sao lại tiết lộ cho những người khác những gì sẽ làm cho họ không hạnh phúc. Hoài nghi là một cảm xúc dai dẳng và gian trá. Nhưng tâm hồn của một người không bị kiềm giữ bởi nó quá sâu đến nỗi mà anh ta trở nên kiệm lời thì chỉ e ngại cảm xúc này, vì vậy những gì anh ấy nói không chỉ sai về mặt bản chất mà còn lại rất thô lỗ. Sự hy vọng vào Đức tin, vì vậy, là chiến thắng. Sự hoài nghi đến từ bên ngoài không thể ảnh hưởng đến nó, vì nó sẽ xúc phạm chính nó khi nói ra ngoài. Nhưng sự hoài nghi thì gian trá, bằng những cách ám muội nó lén lút đi theo mọi người, và khi Đức tin đang kì vọng vào một chiến thắng, sự hoài nghi thủ thỉ rằng sự kì vọng này là dối trá. Sự kì vọng mà không có một thời điểm và địa điểm cụ thể là một sự dối trá; Theo diễn biến này một người có thể luôn luôn chờ đợi; sự kì vọng này là một vòng tròn lẩn quẩn, tại đó tâm hồn bị lôi cuốn và từ đó nó không thể thoát a được. Trong kì vọng của Đức tin, linh hồn bị ngăn cản rời xa bản chất đa dạng của nó; nó duy trì chính nó, nhưng nó là con ác quỷ xấu xa nhất có thể xảy ra đối với con người nếu nó thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này.

  • Søren Kierkegaard, Two Upbuilding Discourses, ngày 16 tháng 5 năm 1843 

Khi mà tôi bắt đầu như một tác giả của "Either/Or", tôi chắc chắn có một ấn tượng rất lớn về sự khủng hoảng trong đức tin Cơ đốc so với bất kì mục sư nào trong đất nước. Tôi có những nỗi sợ và ám ảnh mà chắc có lẽ không ai có. Nhưng không phải vì vậy mà tôi muốn từ bỏ thiên chúa Giáo.. Không, tôi có một cách giải thích khác cho nó. Vì một điều mà tôi đã học trong thực tế từ rất sớm, đó là có nhiều người được lựa chọn để gánh chịu những nỗi đau đớn, và, vì một điều khác, tôi nhận ra mình mắc tội lỗi nhiều và vì vậy có thể Thiên Chúa giáo trong cái nhìn của tôi lại đau đớn đến vậy. Nhưng bằng sự hung dữ và sai lầm của bạn, tôi nghĩ, nếu bạn dùng nó để khủng bố người khác, có lẽ sẽ làm phiền những con người hạnh phúc và tràn đầy tình yêu thương của Đạo Thiên Chúa. Thật sự là quá xa cách với bản tính của tôi nếu tôi muốn khủng bố người khác, và vì vậy tôi vừa buồn vừa có phần tự hào vì đã làm vui lòng người khác lại cảm thấy bản thân mình tử tế đối với mọi người – giấu đi phần khủng hoảng bên trong mình. Vì vậy, tôi muốn gửi đến những người cùng thời của tôi(dù cho họ có muốn hiểu hay không) những lời ám chỉ mang tính hài hước(để có thể tạo nên một giọng nói bớt gay gắt) cái mà có thể tạo nên một loại chỉ trích nhẹ nhàng và chỉ như vậy thôi; tôi có ý định giữ lại phần nặng nề về phía tôi, như là một thập tự giá của chính mình. Tôi luôn luôn có những ngoại lệ đối với những người có tội theo một cách nghiêm khắc nhất và vì vậy bận rộn với việc khủng bố những người khác. Đây chính là lý do cho sự xuất hiện của tác phẩm "Concluding Postscript".

  • Søren Kierkegaard, Journal and Papers, VI 6444 (Pap. X1 A541) (1849) (Either/Or Part II, Hong p. 451-452)